Bật mí: “Học Ngành kinh tế ra trường làm gì?”

Ngành kinh tế là gì?

Ngành kinh tế học là môn khoa học xã hội đánh giá và phân tích được sự ảnh hưởng cũng như mối tương quan của các hoạt động kinh doanh đối với nền kinh tế của xã hội. Ngoài ra, còn nghiên cứu sự sản xuất, phân phối, tiêu dùng và cách thức xã hội quản lý các nguồn tài nguyên (nguồn lực) khan hiếm.

Ngành kinh tế là gì?

Các nguyên tắc kinh tế được tìm ra trong quá trình nghiên cứu ngành Kinh tế ứng dụng trong đời sống xã hội, trong thương mại, tài chính hay thậm chí là trong ngành tội phạm học, giáo dục, xã hội học,…

Học ngành kinh tế ra trường làm gì?

Ngành kinh tế thu hút nhiều sự quan tâm và lựa chọn theo nghề của không ít các bạn trẻ, nhưng đứng trước “ngưỡng cửa” tốt nghiệp các bạn sinh viên vẫn khá thắc mắc “học ngành kinh tếra trường làm gì?“:

Tài chính ngân hàng

Công việc:

  • Tài chính ngân hàng làm việc trong các cơ quan nhà nước ở trung ương hay địa phương,các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong nền kinh tế, hệ thống ngân hàng và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm liên quan đến tất cả các luân chuyển tiền tệ, dịch vụ giao dịch.
  • Làm việc tại các công ty hoặc  cơ quan với vai trò là người phụ trách tiền lương, cán bộ thuế. Cũng có thể làm việc tại các công ty chứng khoán, bảo hiểm…
  • Chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng, công ty và phụ trách tài chính, kinh doanh tiền tệ, phân tích tài chính doanh nghiệp
Tài chính ngân hàng

Yêu cầu:

  • Có sự nhanh nhạy, năng động, thông minh và khả năng nhạy bén, thích ứng công việc.
  • Một số ngân hàng khi tuyển dụng còn yêu cầu trình độ ngoại ngữ rất cao. Do đó, sinh viên khi còn đang học hay mới ra trường cần chú trọng trau dồi khả năng ngoại ngữ.
  • Có kỹ năng vi tính như: word, excel và powerpoint.
  • Có các kỹ năng mềm như: giao tiếp, trao đổi, làm việc theo nhóm, thuyết trình, góp ý, xử lý vấn đề…và cả kỹ năng lãnh đạo, tổ chức quản lý. Các kỹ năng này bạn có thể tự rèn luyện khi còn đang trên ghế nhà trường.

Nhân viên kinh doanh

Công việc:

  • Nhiệm vụ chính là thúc đẩy doanh số của công ty, xây dựng chiến lược các chiến lược kinh doanh, xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng,…
  • Chủ động liên hệ với khách hàng tiềm năng trong danh sách tự tìm kiếm hoặc từ hệ thống dữ liệu của công ty để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ, chương trình ưu đãi.
  • Sử dụng các kỹ năng bán hàng để thuyết phục, đàm phán với khách sử dụng các sản phẩm dịch vụ của công ty.
  • Liên hệ với khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ bên mình để nắm bắt tình hình, tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
  • Kết hợp với các bộ phận liên quan khắc phục nhanh các vấn đề phát sinh trong quá trình khách hàng  sử dụng sản phẩm dịch vụ.

Yêu cầu:

  • Kỹ năng giao tiếp tốt giúp trình bày rõ ràng về sản phẩm phẩm dịch vụ cho khách hàng và xây dựng mối quan hệ nhanh với khách hàng.
  • Có khả năng phân tích SWOT gồm điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của sản phẩm, lên kế hoạch và chuyển đổi các phát hiện để thu hút và đem lại lợi ích cho khách hàng tiềm năng.
  • Kỹ năng làm việc nhóm luôn phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp cùng phòng ban, các bộ phận liên quan để giải quyết nhanh nhất các vấn đề của khách hàng.

Nhân viên nghiên cứu thị trường

Công việc:

  • Thu thập thông tin từ thị trường, đối thủ, khách hàng,…Dữ liệu thu thập được càng chính xác thì chiến lược kinh doanh lại càng hiệu quả và cơ hội thành công càng cao.
  • Tham gia và thực hiện các buổi phỏng vấn chuyên sâu với khách hàng mục tiêu.
  • Gặp gỡ và làm việc với các đối tác cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường để thu thập các dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu – báo cáo.
  • Liên tục cập nhật xu hướng thị trường và nghiên cứu của các agency khác.
Nhân viên nghiên cứu thị trường.

Yêu cầu: 

  • Nhạy bén với thị trường nắm bắt tốt nhất với xu hướng phát triển cơ hội kinh doanh, sự vận động, vận hành của hàng hóa,….
  • Tự tin, năng động, chủ động, tự lập về hành động và tư duy.
  • Có kỹ năng phân tích, thu thập và xử lý thông tin để phục vụ trực tiếp cho công việc, giúp nhân viên thị trường có được chất liệu tốt nhất cho các dự án, chính sách, chương trình kinh doanh.

Kinh tế đối ngoại

Công việc: 

  • Có thể làm ở nhiều vị trí khác nhau làm rất nhiều việc như: Nhân viên Xuất nhập khẩu, ngân hàng, chứng khoán, trong các doanh nghiệp nước ngoài, văn phòng đại diện…
  •  Xây dựng chiến lược kinh doanh, nghiên cứu thị trường nước ngoài, đàm phán và ký kết hợp đồng.
  • Tư vấn xây dựng chiến lược, các phương án kinh doanh và các tác nghiệp kinh doanh, quản lý điều hành doanh nghiệp.
  • Triển khai và hoàn tất một nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, hỗ trợ và điều hành các hoạt động thường nhật của các doanh nghiệp.

Yêu cầu

  • Để có thể gắn kết được lâu dài với ngành nghề này, đòi hỏi sự đam mê trong lĩnh vực kinh doanh, sẽ là cảm hứng tốt để vượt qua áp lực công việc.
  • Có khả năng chịu được áp lực công việc cao và biết cách dung hòa các mối quan hệ, điều tiết được bản thân để mang lại hiệu quả trong công việc.
  • Do làm việc với khá nhiều đối tác đến từ nhiều quốc gia khác nhau nên trang bị khả năng ngoại ngữ là yếu tố vô cùng quan trọng và có lợi thế tốt.

Marketing

công việc: 

  • Làm trong các doanh nghiệp thương mại, sản xuất, các tổ chức phi lợi nhuận hay bộ phận nghiên cứu phát triển, phòng thị trường,…
  • Làm trong các bộ phận thuộc chức năng quản trị marketing hoặc các  các công ty nghiên cứu thị trường các công ty tư vấn, công ty quảng cáo.
  • Gặp gỡ khách hàng, nghiên cứu, báo cáo và thống kê.
  • Nhận kế hoạch marketing từ cấp trên, triển khai và theo dõi các hoạt động trong kế hoạch.
  • Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ, tìm ra insight của khách hàng lên kế hoạch chiến dịch hiệu quả đem doanh thu về cho doanh nghiệp
  • Đo lường độ hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, truyền thông trên các kênh quảng bá với ngân sách cho phép.
Nhân viên marketing

Yêu cầu:

  • Có kiến thức nền tảng vững chắc về marketing
  • Có tư duy sáng tạo và sự nhạy bén tốt
  • Có kỹ năng giao tiếp tốt để thể trao đổi, truyền đạt thông tin với đồng nghiệp các chiến lược marketing hay thuyết phục khách hàng một cách rõ ràng về sản phẩm của mình.
  • Do xu hướng luôn thay đổi, nên có khả năng phân tích tốt để dựa vào số liệu đưa ra những dự đoán và quyết định đúng đắn, triển khai chiến lược mới có hiệu quả hơn.

Vì sao sinh viên ngành kinh tế lại có nhiều lợi thế tốt?

Ngành kinh tế là ngành nghề chưa bao giờ hết “hot”, thu hút được nhiều sự quan tâm. Sinh viên học ngành kinh tế sẽ có những lợi thế sau:

Những lợi thế của sinh viên ngành kinh tế

Học Marketing Có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực

Hiện nay, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày càng cao, kinh tế hội nhập phát triển, nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành này theo thống kê chiếm tỷ trọng 30% từ nay đến 2025 chỉ đứng sau ngành kỹ thuật công nghệ.

Không giống với những ngành nghề khác phải học chuyên sâu mới có thể làm việc, sinh viên ngành kinh tế có cơ hội nghề nghiệp ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

Theo đuổi đam mê

Theo đuổi đam mê của bản thân chính là mơ ước rất nhiều các bạn sinh viên và sinh viên ngành kinh tế cũng không ngoại lệ. Khi theo học ngành kinh tế các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội rộng mở để thực hiện đam mê của mình, như lên cao hơn thạc sĩ, tiến sĩ,…

Rèn luyện sự nhạy bén, năng động

Môi trường ngành kinh tế luôn cần sự năng động và ứng biến tốt. Chính vì vậy, khi tham gia ngành nghề này các bạn sinh viên sẽ có cơ hội được học cách định hướng trong công việc, ứng biến khéo léo trước mọi tình huống, kiểm soát được bản thân và trau dồi được thêm các kiến thức về lĩnh vực đời sống.

Cơ hội nghề nghiệp tốt

Nền kinh tế VN hiện tại đang phát triển theo mô hình kinh tế thị trường. Hàng hoá, công việc đều bị chi phối bởi quy luật cung và cầu. Lượng hàng hóa sản xuất ngày càng nhiều, thì nhu cầu người làm kinh tế cũng sẽ tăng lên rất nhiều để đảm bảo công việc hoạch định, kiểm soát và phân phối ở khâu lưu thông. Điều này sẽ rất có lợi cho các bạn sinh viên khi ra trường tìm được công việc chất lượng và uy tín.

Trên đây là thông tin bổ ích News.timviec cùng bạn giải đáp “học kinh tế ra trường làm gì?” Lựa chọn ngành nghề đóng vai trò quan trọng bởi nó quyết định đến sự nghiệp của bạn sau này.Hãy đưa ra cho mình những quyết định đúng đắn nhất nhé.